Thực trạng ứng dụng điện toán đám mây tại Việt Nam

Điện toán đám mây đang ngày càng phát triển mạnh đi đôi với sự dịch chuyển nhanh chóng, vượt bậc của công nghệ. Dù chỉ mới ra mắt không lâu nhưng rất được ưa chuộng với đối tượng sử dụng từ các doanh nghiệp nhỏ cho đến các tập đoàn đa quốc gia trên toàn thế giới trong thời đại 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng điện toán đám mây như thế nào đem lại hiệu quả tốt nhất trong tình hình bối cảnh tại Việt Nam là điều được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu thực trạng ứng dụng tại Việt Nam để doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này nhé.
Thực trạng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam
Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây với sự bùng nổ mạnh mẽ


Ứng dụng điện toán đám mây đối với doanh nghiệp hiện nay

Cloud Computing - Điện toán đám mây được xem là công nghệ mang tính đột phá với các đặc tính dễ sử dụng, hiệu quả về chi phí và linh hoạt cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực ngành nghề. Dưới đây là một số ứng dụng cơ bản và điển hình của Cloud Computing trong doanh nghiệp.


Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu

Chỉ cần có kết nối Internet, các doanh nghiệp có thể hoàn toàn sao lưu và truy xuất dữ liệu tất cả các tệp và dữ liệu quan trọng của công ty mình ở khắp mọi nơi và bất cứ khi nào. Một số ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: Google Drive, One Drive, Dropbox,…


Phân tích dữ liệu lớn (Big Data)

Xử lý dữ liệu lớn Big Data với công nghệ điện toán đám mây
 
Với sự ra đời ứng dụng tiếp thị số digital marketing, có thể thấy hiện nay số lượng dữ liệu người dùng mà một doanh nghiệp có thể theo dõi ngày càng nhiều. Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng điện toán đám mây trong việc quản lý và xử lý lượng thông tin lớn này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể phân tích dữ liệu trên mẫu lớn phục vụ nhu cầu trích xuất thông tin giá trị để khai thác và sử dụng.


Sao lưu và khôi phục dữ liệu nhanh chóng

Việc thường xuyên sao lưu dữ liệu để bảo vệ dữ liệu an toàn bởi các lỗi hệ thống hoặc thảm họa khó có thể lường trước như thiên tai, tấn công… là điều tối quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm. Tuy nhiên những điều này sẽ không bao giờ xảy ra với điện toán đám mây.


Đem lại cơ hội thử nghiệm và phát triển

Điện toán đám mây mang lại cơ hội để thử nghiệm và phát triển mạnh mẽ, tạo môi trường có thể điều chỉnh chính xác theo nhu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Từ đó giúp giảm chi phí thử nghiệm, tiết kiệm thời gian và công sức trong các dự án mới.


Lập kế hoạch tăng trưởng

Mô hình Cloud Computing tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng lập các kế hoạch tăng trưởng mà không phải tốn kém quá nhiều chi phí cho nguồn lực hoặc các nghiên cứu nhờ vào quy trình tự động hóa.


Thực trạng ứng dụng điện toán đám mây trên thế giới

Thực trạng ứng dụng điện toán đám mây tại Việt Nam
Điện toán đám mây mang đến những chuyển biến mạnh mẽ trên thế giới
 
Điện toán đám mây đang bùng nổ hiện nay trên toàn thế giới và có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua các số liệu thống kê của các tổ chức công nghệ trên thế giới.

Đối với ngành ngân hàng, theo như báo cáo Tổng cục dữ liệu quốc tế vào năm 2020, có đến 57% ngành ngân hàng đã triển khai thành công ngân hàng số và ứng dụng Cloud Computing, 40% ngân hàng đang có kế hoạch ứng dụng điện toán đám mây trong vòng 12-24 tháng. Khảo sát này còn cho biết 74% doanh nghiệp tin rằng Cloud sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho họ, 60% lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng Cloud Computing sẽ “mở khóa tiềm năng” cho những công nghệ đột phá mới.
Hiện tại có khoảng hơn 70% cơ sở sản xuất đang ứng dụng Cloud Computing cho quy trình quản lý chuỗi cung ứng của họ (Theo các nghiên cứu gần đây của Hãng Oracle).

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ tốc độ tăng trưởng của điện toán đám mây đối với lĩnh vực dịch vụ hậu cần là 20% (năm 2019), trong khi những ứng dụng trên hệ thống cố định thì chỉ tăng ở mức dưới 5%. Tỷ lệ ứng dụng điện toán đám mây ở tăng trưởng các ứng dụng quản lý hàng tồn kho là khoảng 26% và trên các thiết bị hệ thống khoảng 4%.

Sự tăng trưởng trong việc chọn các ứng dụng hỗ trợ quản lý kinh doanh và sản xuất diễn ra hầu hết đối với các lĩnh vực kinh doanh.


Thực trạng ứng dụng Cloud Computing ở Việt Nam

Theo công bố của khảo sát VMware Cloud Index 2013 tại Việt Nam thì có đến 83% doanh nghiệp Việt xem ứng dụng Cloud Computing là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với tổ chức của họ, 67% nói rằng điện toán đám mây có sự ảnh hưởng quan trọng tới quá trình chuyển đổi kinh doanh của họ. Được biết, Việt Nam cũng là quốc gia có mức chi phí cho điện toán đám mây cao nhất đến 64,4%/năm vào giai đoạn 2016, cao hơn mức bình quân các nước ASEAN là 49,5% và thế giới là 42.5%…

Theo nghiên cứu khảo sát mới đây của Symantec - một trong những công ty phần mềm nổi tiếng thuộc top đầu thế giới, hiện tại có khoảng 46% doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam đang triển khai ứng dụng công nghệ Cloud Computing và các dự án ảo hóa khác. Hãng bảo mật Symantec nhận định các doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam có sự quan tâm đặc biệt đối với việc ứng dụng Cloud Computing cũng như cơ hội mà công nghệ mới này mang lại. Kết quả khảo sát này cho thấy 39% doanh nghiệp nước ta hiện đang sử dụng dịch vụ phần mềm ảo tư nhân (VPS), trong khi 21% đang ảo hóa máy chủ và cơ sở dữ liệu.

Thực tế việc ứng dụng điện toán đám mây tại Việt Nam hiện nay vẫn còn  nhiều vấn đề phải giải quyết với những rào cản đang đặt ra cho Doanh nghiệp. Những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi ứng dụng điện toán đám mây:

1. Doanh nghiệp và người dùng chưa nhận thức rõ vai trò, lợi ích của ứng dụng Cloud Computing đối với đời sống và để thay đổi điều này ở Việt Nam là thách thức không hề nhỏ.

2. Bảo mật dữ liệu và hành lang pháp lý cũng là vấn đề cấp thiết mà nhiều doanh nghiệp thể hiện mối lo lắng hiện nay. Tất cả dữ liệu doanh nghiệp đều ở trên các "đám mây" khiến họ cảm thấy lo ngại về những rủi ro thông tin có thể xảy ra từ phía nhà cung cấp. Ngoài ra rủi ro từ phía người dùng cũng như thói quen sử dụng của người dùng cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng sự an toàn dữ liệu doanh nghiệp. 

3. Ngoài ra, các điều luật và cơ chế chính sách về quyền hạn, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của các bên liên quan chưa thật sự rõ ràng cũng là vấn đề khiến cho nhiều doanh nghiệp còn ái ngại.

4. Chất lượng dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam cũng đang là vấn đề được quan tâm hiện nay. Bởi ưu tiên của doanh nghiệp luôn là độ an toàn của dữ liệu vì nếu xảy ra bất kỳ sai hỏng hay lỗ hổng thông tin nào cũng có thể khiến doanh nghiệp có thể trả giá đắt.

5. Tốc độ đường truyền cũng có thể là lý do khiến cho các doanh nghiệp chuyển đổi hoàn toàn sang điện toán đám mây, bởi nếu xảy ra sự cố về đường truyền, đường truyền đứt đột ngột thì thiệt hại về sản xuất sẽ khó có thể lường trước được.

6. Phần đông các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (chủ yếu doanh nghiệp vừa và nhỏ), rào cản ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất trong quá trình tìm kiếm những công nghệ trợ giúp cho doanh nghiệp của họ. Vì vậy, các nhà cung cấp Việt Nam sẽ là cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước đến với xu thế công nghệ thế giới. Điều này yêu cầu một trình độ nhất định về công nghệ, sự am hiểu thói quen, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam cũng như khả năng đào tạo thị trường gắn với công nghệ. Nếu nhà cung cấp Công nghệ Điện toán đám mây ở Việt Nam thực hiện tốt cả 3 điều trên, Việt Nam sẽ không chỉ còn là thị trường tiềm năng mà còn rất dồi dào! 
 

Gói dịch vụ lưu trữ dữ liệu điện toán đám mây - Cloud server - của Phần Mềm Vàng chuyên cung cấp giải pháp quản lý ngành vàng bạc đá quý hiện được đông đảo khách hàng tin dùng với các đặc điểm ưu việt từ Cloud Computing mang lại  
 
Có thể thấy công nghệ điện toán đám mây là giải pháp được ưa chuộng hiện nay bởi những ứng dụng mà nó mang lại trong việc quản lý doanh nghiệp. Tuy vẫn còn có những trở ngại nhưng sự chuyển dịch công nghệ là điều tất yếu xảy ra. Vì vậy, doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược tiếp cận thích hợp để luôn chủ động hơn nữa trong việc phát triển kinh doanh, đem lại những kết quả đáng kể cho doanh nghiệp.

Phần Mềm Vàng.